Bóng rổ nói riêng và các môn thể thao khác nói chung đều rất chú trọng vào các kỹ thuật phòng thủ và chiến thuật phòng thủ. Việc phòng thủ hiệu quả sẽ là chìa khóa đem đến những thành công và giúp các đội tuyển bóng rổ có được bàn thắng. Tuy nhiên, bạn nên hiểu là không phải chỉ cần chặn những cú ném rổ và cướp bóng là bạn đã phòng thủ tốt. Chính vì vậy, các bạn cần có một chiến thuật phòng thủ bóng rổ rõ ràng cho mỗi trận đấu.
Trong bài viết này, xembongtructuyen.com sẽ giới thiệu đến các bạn các cách phòng thủ trong bóng rổ hiệu quả. Hãy cùng theo dõi ngay các bạn nhé!
Mục lục
Block trong bóng rổ là gì?
Kỹ thuật block out là gì?
Block out là kỹ thuật dùng tay chặn trái bóng, ngăn cản không cho đối thủ đưa bóng vào rổ mà không có tình huống phạm lỗi. Cách thực hiện: Khi đối phương bật nhảy chuẩn bị đưa bóng vào lưới. Bạn hãy quan sát di chuyển và bật thật nhanh, đưa tay cao gạt trái bóng ra ngoài.
Các tình huống block thường gặp trong bóng rổ
- Chặn một cú Jump Shot (Block cú nhảy)
- Chặn một cú Slam Dunk rổ
- Chặn một cú “fadeaway” (ném xa)
Những yếu tố quan trọng khi thực hiện block bóng rổ
Để Block thành công trong các pha chặn bóng, các bạn cần phải tập luyện và có sức bật, nhịp độ, tốc độ thật tốt.
- Sức bật: Cầu thủ phòng phải bật càng cao càng tốt, ít nhất phải hơn đối thủ 1 gang tay
- Nhịp: Phán đoán nhịp nhảy và phương hướng lừa bóng của đối phương
- Tốc độ: Cần phải bật thật nhanh để cản phá bóng sau khi đã xác định được nhịp bật của đối thủ
Hướng dẫn phòng thủ trong bóng rổ hiệu quả
Việc phòng ngự phản công trong bóng rổ cực kỳ quan trọng. Nếu các bạn phòng thủ tốt, % chiến thắng chắc chắn sẽ cao hơn rất nhiều. Tất cả các cầu thủ cùng đội cần có kỹ năng cá nhân, chiến thuật phối hợp bài bản. Những cách phòng thủ bóng rổ có thể sử dụng hiệu quả đó là: phòng thủ khu vực, phòng thủ 1 kèm 1, phòng thủ phối hợp đồng đội….Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây:
Thực hiện chiến thuật phòng thủ khu vực
Phòng thủ khu vực là điều mà bất cứ đội bóng rổ nào cũng áp dụng. Phân chia mỗi người một vị trí – khu vực trên sân đồng thời hỗ trợ nhau tạo nên đội hình toàn diện.
Các sơ đồ đội hình phòng thủ khu vực thường dùng đó là: 2-1-2; 3-2; 2-3; 1-3-1; 1-4. Trong số đó sơ đồ chiến thuật 2-1-2 là đội hình phổ biến mang lại hiệu quả nhất.
Cách phòng thủ 2-1-2:
- Trung phong phòng thủ chính giữa khu phạt, hỗ trợ hậu vệ không cho đối phương lọt vào khu trung tâm
- Hai tiền phong di chuyển chéo nhau, bóng hướng nào thì tiền phong bên đó, người kia lùi về gần rổ chắn không cho đối phương ném rổ ở cự ly trung bình ở đầu khu phạt
- Hai hậu vệ di chuyển song song với biên ngang. Bóng ở khu vực nào thì cầu thủ chịu trách nhiệm khu vực đó sẽ ra kèm, người kia lui về bảo vệ rổ
Kỹ thuật phòng thủ 1 kèm 1
Phòng thủ 1 kèm 1 hay còn gọi là cá nhân. Đây là cách phòng thủ trong bóng rổ bắt buộc sử dụng. Trong trận đấu, mỗi cầu thủ được phân công kèm 1 người của đối phương. Sử dụng các kỹ thuật, kỹ năng cá nhân để phán đoán và chặn đối thủ không cho đối thủ vượt qua và ném bóng.
Có 2 loại phòng thủ 1 kèm 1: kèm người nửa sân và kèm người cả sân.
Cách thực hiện vận dụng linh hoạt:
- Kèm chặt ngươi có bóng, kèm lỏng người không có bóng, chú ý quan sát cả người và bóng.
- Tận dụng hợp lý các thời cơ kèm người, kịp thời lo bù người, phòng thủ chặt trung phong.
- Tích cực cản phá sự phối hợp và thói quen ném rổ của đối phương
Sai lầm thường mắc và phương pháp khắc phục
- Động tác phòng thủ không phù hợp với sự di chuyển các hướng của người tấn công. Phương pháp khắc phục: Tập thành thạo các bước trượt ngang, tiến, lùi, sau đó phối hợp phòng thủ. Tập 1 người tấn công di chuyển như trong thi đấu người phòng thủ di chuyển theo
- Tốc độ di chuyển chậm và động tác phòng thủ không đúng. Phương pháp khắc phục: Tập tại chỗ di chuyển thân về các hướng theo chân. Tập phối hợp giữa tay chân và thân. Di chuyển ngang về hướng nào tay cùng bên với chân đó dang ngang. Di chuyển về trước hoặc sau thì tay nào của chân trước bao giờ cũng đưa ra phía trước mặt
- Khi phòng thủ bị mất thăng bằng để đối phương qua người. Phương pháp khắc phục: Khi di chuyển thân người phòng thủ phải thấp và giữ thăng bằng. Khi chưa xác định được hướng tấn công của đối phương chỉ nên sử dụng động tác giả của chân hoặc tay
- Phòng thủ không linh hoạt và thiếu chủ động. Phương pháp khắc phục: Thường xuyên phải tập luyện cùng người tấn công để làm quen với những thay đổi tình huống trong thi đấu. Phải nhanh chóng nắm được đặc điểm, sở trường của đối phương để chủ động khi phòng thủ
Trên đây là kỹ thuật block bóng rổ và các cách phòng thủ trong bóng rổ. Hy vọng các bạn đã hiểu qua được phòng thủ bóng rổ cần như thế nào. Hãy đón xem những kỹ thuật bóng rổ khác tại website xembongtructuyen.com để nâng cao kỹ năng hơn nhé! Chúc các bạn tập luyện thành công