Bóng chuyền là một môn thể thao đòi hỏi tinh thần đồng đội, sự hòa đồng và phối hợp nhịp nhàng của các thành viên. Chỉ cần một sai sót nhỏ cũng gây ra tình trạng rối loạn đội hình và gây ra chấn thương cho các thành viên khác. Hoặc cũng có thể do việc khởi động và tập luyện sai cách. Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên chơi bóng chuyền đúng cách, đồng thời bạn cần phải biết cách hạn chế và điều trị các chấn thương. Sau đây, Xem bóng trực tuyến sẽ cung cấp cho bạn thông tin về những chấn thương thường gặp cũng như cách phòng ngừa chấn thương khi chơi bóng chuyền, cùng theo dõi bài viết bên dưới nhé!
Mục lục
Những chấn thương thường gặp khi chơi bóng chuyền
Bóng chuyền là môn thể thao vận động mạnh nên việc gặp chấn thương rất thường xuyên xảy ra. Vì vậy, các bạn cần nắm bắt được những kiến thức cơ bản để hạn chế tốt đa những rủi ro đáng tiếc trong quá trình chơi. Sau đây là các chấn thương thường gặp ở người chơi bóng chuyền:
Tay là bộ phận dễ chấn thương nhất khi đánh bóng chuyền
Biểu hiện: Cảm thấy đau nhức khi duỗi thẳng cổ tay, bàn tay hoặc khi nâng một vậy nặng, đau khi nắm chặc bàn tay, cử động các ngón tay. Nhiều khi chỗ đau còn có hiện tượng sưng tấy và bầm tím.
Nguyên nhân: Chấn thương ở cổ tay thường sảy ra khi cổ tay bị bẻ bong quá mức một cách đột ngột, tác động một lực mạnh từ bên ngoài, hoặc do cứu bóng chống xuống đất. Chấn thương ngón tay trong bóng chuyền thường do chắn bóng hoặc chuyền bóng, sai kỹ thuật. Chấn thương này dẫn đến tình trạng bong gân, viêm dây chằng ngón nay, trật khớp, nặng hơn thậm chí là gãy xương.
Sơ cứu: Ngừng chơi ngay, đồng thời chườm đá lạnh, có thể dùng băng ép quấn xung quang chỗ bị thương. Sau đó trong quá trình phục hồi cần mang băng tay khớp cổ tay, băng dính ép khớp ngón tay giúp trợ lực tránh căng các nhóm cơ xung quanh. Có thể sử dụng các loại băng dán như Salonpas nhằm phục hồi nhanh các chấn thương gân, cơ, khớp. Nếu bị đau nặng phải nhờ đến sự chăm sóc của các bác sĩ.
Bị chấn thương vai khi chơi
Biểu hiện: Có dấu hiệu đau khi vận động vai, vai có cảm giác cứng, khớp vai không bình thường. Ngoài ra chỗ bị đau còn sưng đỏ, sờ da thấy ấm.
Nguyên nhân: Thường do người chơi không khởi động kỹ; các động tác đập bóng, đi bóng không đúng kỉ thuật, hoặc một lực tác động mạnh vào. Chấn thường này thường dẫn đến rách dây chằng bao khớp, viêm hoặc rách gân cơ khợp xoay và cơ trên gai.
Sơ cứu: Ngừng chơi ngay, đồng thời chường đá khoảng 15 phút. Sau đó tập các bài tập phục hồi như: kéo giãn các nhóm cơ vùng vai, vận động nhẹ nhàng các động tác khớp vai mà không gây đau. Nếu đau không có dấu hiệu giảm hoặc sưng đỏ bất thường hãy đến ngay cơ sở y tế để kịp thời chữa trị.
Bị thương ở chân khi chơi bóng chuyền
Biểu hiện: Các biểu hiện thường gặp ở môn bóng chuyền là đau đầu gối, viêm gân gót chân và lật sơ mi cổ chân. Vận động đôi lại khó khăn, có hiện tượng sưng tấy phù nề các khớp. Cần chú ý chấn thương nặng sẽ gâu chảy máu bên trong.
Nguyên nhân: Các khớp bị xoắn khá mạnh, khởi động làm nóng khớp không kỹ. Đối với chấn thương gót chân và cổ chân phần lớn vì đi giày không đạt tiêu chuẩn của môn bóng chuyền. Đây là những chấn thương do giãn cơ, đứt dây chằng, sai khớp, bong gân hoặc thoái hóa sụn khớp cổ chân.
Sơ cứu: Dừng chơi và thực hiện chườm đá. Bạn không nên xoa bóp vùng bị thương, sử lý dùng băng ép quấn vào vùng cơ bị đau. Nếu có thể hãy dùng nạng để cố định chân. Tuyệt đối không được dùng các biện pháp nắn khớp truyền thống. Nếu có hiện tượng sưng tấy, đau buốt bất thường phải nhờ đến sự chăm sóc của bác sĩ.
Cách phòng tránh chấn thương khi chơi bóng chuyền
Nắm chắc các kỹ thuật chơi bóng chuyền cơ bản. Bởi những kỹ năng cơ bản chính là nền tảng phát triển trong môn bóng chuyền. Để biết cánh đánh bóng chuyền không bị đau tay, các kỹ năng cơ bản là rất quan trọng. Cũng giống như trước khi chạy cần phải khởi động, bóng chuyền cũng vậy. Những động tác cơ bản giúp cơ thể dần quen với các hoạt động. Cổ tay, cổ chân và vai được hoạt động linh hoạt, quen với những cú xoáy người, đánh bóng. Điều này giúp vận động viên tránh được tối đa các chấn thương nghiêm trọng. Một số kỹ thuật cơ bản như phát bóng, đệm bóng, búng bóng, đỡ bóng, thủ bóng, chuyền bóng,… Đây đều là những kỹ thuật bạn nên thường xuyên thực hiện và luyện tập trước khi thi đấu.
Các vận động viên khi thi đấu thường đeo các băng bảo vệ. Đặc điểm của chúng là rất nhẹ nhưng lại làm giảm lực tác động đáng kể từ bóng. Nhờ vậy, khi bị bóng chạm mạnh, các vận động viên giảm tối đa được lực tác dụng của bóng. Điều này giúp họ tránh khỏi những chấn thương không mong muốn. Đây cũng là một cách chơi bóng chuyền không bị đau tay khá phổ biến. Các băng tay rất nhẹ, độ đàn hồi và độ bền rất cao. Chúng làm hạn chế những cơn đau và tình trạng giãn cơ cho các vận động viên.
Hy vọng bài viết này giúp ích được cho các bạn, tránh các trường hợp chấn thương đáng tiếc sảy ra.